Sùng Hưng Cổ Tự – Địa điểm tâm linh lâu đời tại Phú Quốc

Chùa Sùng Hưng là địa điểm du lịch tâm linh không thể bỏ lỡ trong hành trình khám phá đảo ngọc. Ngôi chùa này nằm ở ngay trung tâm Dương Đông. Sùng Hưng Cổ Tự thu hút du khách bởi khuôn viên mát mẻ, ngập tràn bóng cây xanh cùng kiến trúc hài hòa và không gian bình yên lạ thường. Bạn hãy cùng Corona Resort & Casino đến tham quan ngôi chùa này một chuyến nhé.

1. Vị trí và cách thức di chuyển đến chùa Sùng Hưng

Sùng Hưng Cổ Tự có vị trí đắc địa ngay trung tâm thành phố Phú Quốc. Chính vì vậy, du khách rất thuận tiện trong việc tìm đường đến địa điểm này.

1.1. Vị trí địa lý của chùa Sùng Hưng

Chùa Sùng Hưng nằm tại số nhà 07 đường Trần Hưng Đạo, phường Dương Đông, thành phố Phú Quốc. Sau khi ghé thăm chùa, du khách có thể kết hợp tham quan các điểm du lịch tâm linh khác gồm: Miếu Bà Thủy Long Thánh Mẫu (Cách 450m) và Dinh Cậu Phú Quốc (600m). Ngoài ra, bạn cũng có thể tranh thủ ghé thăm chợ đêm Dinh Cậu nhộn nhịp chỉ cách đó khoảng 240m.

Sùng Hưng Cổ Tự là một ngôi chùa nhỏ nằm ngay trung tâm đảo ngọc
Sùng Hưng Cổ Tự là một ngôi chùa nhỏ nằm ngay trung tâm đảo ngọc

1.2. Những cách di chuyển đến chùa Sùng Hưng

Du khách có thể lựa chọn đi taxi, grab hoặc di chuyển bằng xe máy cho thuận tiện bởi Sùng Hưng Cổ Tự nằm ngay tại đầu đường Trần Hưng Đạo. Bạn có thể chạy theo 2 tuyến đường Nguyễn Trung Trực hoặc ĐT45 để rẽ vào đường 30 tháng 4. 

Tại đây, bạn chạy dọc theo đường 30 Tháng 4, đến trường tiểu học Dương Đông 1 (địa chỉ số 12 đường 30 Tháng 4). Đến đây bạn rẽ vào đường Trần Hưng Đạo khoảng 100m là sẽ thấy ngay Sùng Hưng Cổ Tự ở phía bên trái. 

Sùng Hưng Cổ Tự nằm ngay tại đầu đường Trần Hưng Đạo, cách chợ đêm chỉ khoảng 130m
Sùng Hưng Cổ Tự nằm ngay tại đầu đường Trần Hưng Đạo, cách chợ đêm chỉ khoảng 130m

2. Lịch sử và nguồn gốc của Sùng Hưng Cổ Tự

Sùng Hưng Cổ Tự là ngôi chùa có tuổi đời hơn 200 năm và đã trở thành ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất tại đảo ngọc. 

2.1. Lịch sử hình thành của chùa Sùng Hưng

Theo các ghi chép, ngôi cổ tự này được xây dựng hợp nhất vào khoảng cuối thế kỷ XIX và trải qua các cột mốc: 

  • Hòa thượng Thích Đạt Vĩnh, hòa thượng Thích Minh Khiêm – hai người thuộc dòng thiền Lâm Tế đời thứ 38 lần lượt là trụ trì đời thứ 5 và 6.
  • Năm 1924, hòa thượng Tịnh Nghĩa – trụ trì đời thứ 7 tiến hành công cuộc trùng tu chùa lần đầu tiên. 
  • Năm 1960, hòa thượng Thích Huệ Chánh – trụ trì đời thứ 8 tiến hành cuộc đại trùng tu cho các công trình gồm: Phật sự, lợp mái ngói âm dương, xây tường gạch.
  • Từ đó cho đến nay, chùa Sùng Hưng được trông coi và quản lý bởi Tỳ kheo Huệ Minh. 
Ngôi chùa vẫn giữ được hầu hết hiện trạng của những ngày đầu mới được xây dựng
Ngôi chùa vẫn giữ được hầu hết hiện trạng của những ngày đầu mới được xây dựng

Xem thêm: Khám phá Mũi Trâu Nằm – Góc biển hoang sơ tại Bắc Đảo Phú Quốc

2.2. Nguồn gốc của tên gọi Sùng Hưng Cổ Tự

Theo ghi chép, trước kia, vùng đất xây chùa chỉ là một nghĩa địa vô vùng hoang vắng. Lúc đó, người dân địa phương có dựng hai ngôi chùa Sùng Nghĩa và Hưng Nhân nhằm mục đích thờ tự và cầu siêu cho những linh hồn được chôn cất nơi đây. 

Mãi đến thế kỷ XIX, ngôi chùa này được hợp nhất lại và được đặt tên là Sùng Hưng. Cái tên này được lưu giữ mãi cho đến ngày hôm nay. Người ta vẫn chưa biết chính xác về năm thành lập cũng như trụ trì đời đầu tiên của ngôi chùa này. 

Chùa Sùng Hưng sở hữu nhiều nét kiến trúc độc đáo
Chùa Sùng Hưng sở hữu nhiều nét kiến trúc độc đáo

2.3. Chùa Sùng Hưng thờ những ai?

Chùa Sùng Hưng có sự kết hợp phong cách chùa quen thuộc “trước miếu, sau chùa”, tạo thành một không gian hòa hợp giữa việc thờ phật của chùa và thờ thần thánh của miếu. Khi đến tham quan cổ tự, du khách sẽ nhận thấy các khu vực thờ gồm: 

  • Khu vực khuôn viên thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực và bà Chúa Xứ  Nương Nương. 
  • Điện thờ trung tâm là nơi thờ Tam Thế Phật: Đại Thế Chí, A Di Đà, Quan Thế Âm.
  • Khu vực hai bên chánh điện thờ Ngũ Điện Diêm Vương và Thập Điện Diêm Vương. 

Bên cạnh đó, từ ngày 2/9/1969 là ngày Bác Hồ mất, các vị sư trụ trì vào giờ ngọ hằng ngày đều dâng cơm cúng Bác. 

Chùa Sùng Hưng là nơi thờ Phật và Thánh
Chùa Sùng Hưng là nơi thờ Phật và Thánh

Xem thêm: Chùa Hộ Quốc: Chốn thiền tịnh linh thiêng tại Đảo Ngọc 

3. Kiến trúc độc đáo của Sùng Hưng Cổ Tự

Chùa Sùng Hưng Phú Quốc có tổng thể kiến trúc hài hòa, bao quanh bởi cây cối xanh tươi cùng hàng rào bao bọc. Cổ tự có Tam quan cao ráo, lợp ngói lượn sóng và trang trí bằng những bức phù điêu lưỡng long tranh châu. 

Kiến trúc cổ xưa hiện lên từ nền, mái ngói đến các trụ
Kiến trúc cổ xưa hiện lên từ nền, mái ngói đến các trụ

Để tham quan bên trong chùa, du khách cần bước qua khá nhiều bậc thang. Nơi đầu tiên dừng chân chính là khu vực sân vườn, nơi đặt bức tượng Quán Âm Bồ Tát đứng trên hồ nước. 

Xung quanh còn có miếu thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực và miếu thờ bà Chúa Xứ Nương Nương. Nhìn về hai bên, bạn sẽ thấy dãy Đông Lang và Tây Lang đối xứng với nhau. 

Khuôn viên chùa Sùng Hưng
Khuôn viên chùa Sùng Hưng

Chùa Sùng Hưng cổ tự được bài trí theo từng thứ bậc tả – hữu với hệ thống câu đối, hoành phi được sơn son thếp vàng lộng lẫy. Nơi đây còn có nhiều pho tượng làm bằng thạch cao, đồng, gỗ được điêu khắc vô cùng tinh xảo.

Với cách mô tả bố trí thờ tự các vị thần ở chùa tương ứng sẽ có những bức tượng Phật cổ kính. Bạn sẽ dễ dàng chiêm ngưỡng hình ảnh các pho tượng và hành lễ từ cổng Tam Quan tiến đến giữa sân và vào sâu chính điện. 

Chánh điện là khu vực thờ các vị Phật
Chánh điện là khu vực thờ các vị Phật

Với những ai quan tâm đến Phật giáo, đến chùa Sùng Hưng là dịp để có cơ hội ngắm nhìn lối kiến trúc độc đáo dù đã được xây dựng và trùng tu qua nhiều năm nhưng vẫn giữ được nét đẹp rất riêng. Bên cạnh đó, không gian trang nghiêm nơi đây còn giúp bạn thư giãn, cảm nhận sự bình yên. 

4. Lễ hội Trai Đàn tại chùa Sùng Hưng

Chùa Sùng Hưng là nơi diễn ra lễ hội Trai Đàn vô cùng nổi tiếng, được tổ chức vào ngày 30/7 Âm lịch hàng năm. 

Sư thầy đang tiến hành nghi thức cầu siêu cho người đã khuất
Sư thầy đang tiến hành nghi thức cầu siêu cho người đã khuất

Đại lễ Trai Đàn là pháp hội cúng chay, cầu siêu cho những vong linh không có ai thờ cúng. Ngoài ra đây cũng là dịp để cầu siêu cho người chết được siêu thoát và cầu bình an cho những người dân.

Lễ hội Trai Đàn nhận được sự quan tâm của nhiều Phật tử 
Lễ hội Trai Đàn nhận được sự quan tâm của nhiều Phật tử

Lễ hội này thu hút đông đảo du khách, người lễ Phật thập phương đổ về chùa để tham dự các nghi thức như: Thỉnh Tiêu Diện Thượng Giàn, Công Phu, Động Đàn,… Những chiếc lồng đèn kéo quân sẽ được bày ra giữa chùa. Bên trong lồng đèn có đốt nến với ý nghĩa rước cô/bác về chứng giám và phù hộ cho người dân. Sau khi phần lễ kết thúc, bạn còn được mời thưởng thức những mâm cỗ chay do Phật tử cúng bái. 

Những món chay được các Phật tử chế biến
Những món chay được các Phật tử chế biến

Nếu có dịp ghé thăm chùa Sung Hưng vào đúng dịp diễn ra đại lễ Trai Đàn, bạn sẽ thấy một khung cảnh chùa rất khác ngày thường. Trong những ngày này, chùa sẽ ngập tràn trong ánh đèn lung linh của đèn lồng với dòng người nô nức đổ về. Tất cả tạo nên một không gian lễ hội vô cùng nhộn nhịp và đẹp mắt. 

Ngoài ra, Sùng Hưng cổ tự mỗi năm đều tổ chức các khóa tu, thiền định thu hút đông đảo người đăng ký tham gia. Mỗi khóa tu thường kéo dài khoảng 7 – 30 ngày. Đây là dịp để người tham gia được trải nghiệm, học hỏi về tôn giáo, những giá trị nhân văn tốt đẹp trong cuộc sống cũng như thư giãn để thanh lọc lại tâm hồn. 

5. Những lưu ý khi tham quan Sùng Hưng cổ tự

Để chuyến tham quan Sùng Hưng cổ tự thêm thuận tiện, du khách cần lưu ý một số điểm sau: 

  • Giờ mở cửa: 7:00 – 19:00
  • Trang phục: Gọn gàng, lịch sự, đúng với không khí trang nghiêm của chùa. Bạn cần tránh ăn mặc hở hang, mặc áo sát nách, áo hai dây, quần đùi, váy ngắn khi đến chùa. 
  • Lễ Nghi, văn hóa: Đi nhẹ, nói khẽ, không cười đùa, chạy nhảy quanh sân chùa làm ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm cũng như các du khách, Phật tử khác.

Có thể bạn quan tâm:

Sùng Hưng Cổ Tự là địa điểm thích hợp để bạn có thể tận hưởng những phút giây tránh xa sự xô bồ, náo nhiệt của thành thị và tìm lại một chút bình yên trong tâm hồn. Với kiến trúc cổ kính độc đáo cùng không gian mát mẻ, Corona Resort & Casino tin rằng ngôi chùa này sẽ mang đến cho bạn những khoảnh khắc tĩnh tâm vô cùng thư thái. Hãy xách balo lên và đến chùa Sùng Hưng để khám phá, vãn cảnh cũng như chiêm bái Phật cầu an bạn nhé.